Hiển thị các bài đăng có nhãn học tiếng nhật miễn phí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn học tiếng nhật miễn phí. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Ngữ pháp N3 - Tuần 5


Ngữ pháp n3 - Tuần 5 - Ngày thứ nhất
~ばかりか, ~はもちろん/ ~はもとより, ~に比べて, ~に対して

Ngữ pháp n3 - Tuần 5 - Ngày thứ hai
~あげる, ~きれない, ~かけ, ~たて

Ngữ pháp n3 - Tuần 5 - Ngày thứ ba
~たらいいなあ, ~ばよかった, ~ば~のに, ~かなあ

Ngữ pháp n3 - Tuần 5 - Ngày thứ tư
~まで, N~まで, ~から~にかけて, において

Ngữ pháp n3 - Tuần 5 - Ngày thứ năm
たとえ~ても, もしかすると~かもしれない, 必ずしも~とは限らない, まるで~よう

Ngữ pháp n3 - Tuần 5 - Ngày thứ sáu
~だけど, ~ですから, ~ところが, ~ところで

Ngữ pháp N3 - Tuần 3

Ngữ pháp n3 - Tuần 3 - Ngày thứ nhất
~ても, ~Vずに, 

Ngữ pháp n3 - Tuần 3 - Ngày thứ hai
~として, ~にしては, ~にしても, ~としたら

Ngữ pháp n3 - Tuần 3 - Ngày thứ ba
~つもり, ~はずだ, ~べき, ~たものだ

Ngữ pháp n3 - Tuần 3 - Ngày thứ tư
~たびに, ~ついでに, ~たとたん, ~最中に

Ngữ pháp n3 - Tuần 3 - Ngày thứ năm
~とおり, ~まま, ~っぱなし, ~きり

Ngữ pháp n3 - Tuần 3 - Ngày thứ sáu
~がる, ~てほしい, ~ふりをする

Ngữ pháp N3 - tuần 1

Bắt đầu với ngữ pháp N3 nào các bạn ..

Ngữ pháp n3 - Tuần 1 - Ngày thứ nhất
~Vれている, ~Vれた, ~Vせてください

Ngữ pháp n3 - Tuần 1 - Ngày thứ hai
 ~Vないと, ~Vちゃった, ~Vとく

Ngữ pháp n3 - Tuần 1 - Ngày thứ ba
~みたい, ~らしい, ~っぽい

Ngữ pháp n3 - Tuần 1 - Ngày thứ tư
~ように

Ngữ pháp n3 - Tuần 1 - Ngày thứ năm

Ngữ pháp n3 - Tuần 1 - Ngày thứ sáu
~Vようと思う, ~Vようとする

Ngữ pháp N3 - Tuần 2

Chúng ta đã bước sang tuần thứ 2 rồi nhé ... minasan ganbarimasyou !

Ngữ pháp n3 - Tuần 2 - Ngày thứ nhất
~ばかり, N だけしか ~ない, ~さえ/ ~でさえ, ~こそ/ ~からこそ

Ngữ pháp n3 - Tuần 2 - Ngày thứ hai
~に関して, ~について, ~によると, ~によって

Ngữ pháp n3 - Tuần 2 - Ngày thứ ba
 ~さ, ~み, ~こと, ~の

Ngữ pháp n3 - Tuần 2 - Ngày thứ tư
~という

Ngữ pháp n3 - Tuần 2 - Ngày thứ năm
 ~というより, ~ というと, ~と い っても

Ngữ pháp n3 - Tuần 2 - Ngày thứ sáu
~Vてごらん, ~ように言う, ~Vるなと, ~Vてくれと

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Tại sao lại phải học chữ Kanji

 Lý do phải học chữ Kanji? Nhiều người nghĩ rằng việc sử dụng 1 hệ thống các ký hiệu riêng biệt và rời rạc thay vì sử dụng 1 hệ chữ cái thống nhất thật là cổ lỗ và gây khó dễ cho người đọc không cần thiết.
Học chữ Kanji
 Trong thực tế, có thể việc dùng chữ Hán trong tiếng Nhật không phải là một việc làm hay lắm vì cấu trúc của 2 loại ngôn ngữ này là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, mục đích không phải là tranh luận về những quyết định từ hàng nghìn năm trước đây mà chỉ giải thích lý do vì sao bạn phải học kanji để có thể học được tiếng Nhật. Bằng cách này, hy vọng sẽ làm hơn việc chỉ nói “Đấy, ngôn ngữ nó thế đấy, tự tìm cách mà vượt qua đi!”.

 Nhiều người nghĩ là tiếng Nhật nên được thay đổi từ các chữ Hán sang romaji. Trong thực tế người Triều Tiên đã tự tạo ra bảng chữ cái của họ để làm giảm những bất cập trong ngôn ngữ của mình và đạt được những thành công rực rỡ. Thế thì vì sao Nhật đã không làm được như vậy với ngôn ngữ của mình?

 46 ký tự trong bảng chữ cái tiếng Nhật khiến cho hiện tượng đồng âm khác nghĩa là không thể tránh khỏi. So sánh với bảng chữ Triều Tiên với chỉ vỏn vẹn 14 phụ âm và 10 nguyên âm, tất cả các nguyên âm đều có thể ghép với tất cả các phụ âm để tạo thành tổng cộng là 140 âm tiết. Hơn nữa, 1 phụ âm thứ 3 hoặc thậm chí là thứ tư có thể được thêm vào để tạo nên 1 chữ. Điều này tạo nên khoảng 1960 âm tiết theo lý thuyết. (Các âm tiết thực sự được sử dụng ít hơn rất nhiều, tuy nhiên tôi không được biết con số chính xác.)

 Do bạn muốn đọc càng nhanh càng tốt, bạn cần có 1 hình ảnh trực quan cho biết mình đang được đọc cái gì. Bạn có thể dùng hình dạng của các con chữ để đọc lướt các văn bản do các chữ đều có hình dạng riêng. Bạn thử kiểm tra dòng chữ tiếng Anh này: Hi, enve thgouh all teh wrods aer seplled icorrenctly, can you sltil udsternand me?”. Người Triều Tiên cũng làm như vậy vì họ có đủ ký tự với hình dạng khác nhau để tạo thành các từ. Tuy nhiên, do các hình dạng này trông không thể trực quan như kanji, người ta phải thêm các khoảng trống vào giữa để làm giảm sự nhầm lẫn, lưỡng lự khi đọc. (Nó lại tạo ra 1 vấn đề mới: Cần dùng các khoảng trống đó khi nào và ở đâu?)

 Với kanji, người Nhật không phải lo lắng về các khoảng trống, và hầu hết các vấn đề do hiện tượng đồng âm gây ra đều đã được giải quyết. Nếu không có kanji, ngay cả khi thêm các khoảng trống, sự lưỡng lự và thiếu trực quan sẽ làm tiếng Nhật trở nên khó đọc hơn rất nhiều.

Fanpage:  Lớp học tiếng nhật

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

KANJI N3 SOMATOME

 KANJI N3 SOMATOME



1.接 :tiếp    nối tiếp, tiếp đãi, tiếp xúc

接続(せつぞく):kế tiếp, sự tiếp tục
面接(めんせつ): phỏng vấn

2.続 :tục    tiếp tục

接続(せつぞく):sự tiếp tục
続く(つづく):tiếp tục, liên tục

3.示 :thị    biểu thị

示す(しめす):biểu thị ra, xuất trình
指示(しじ):sự chỉ thị, sự chỉ dẫn
表示(ひょうじ):phô trương, vạch ra

4.戻 :lệ    quay lại

戻る(もどる):quay lại, hồi lại
戻す(もどす):hoàn lại, khôi phục lại

5.完 :hoàn    hoàn thành, hoàn toàn

完了(かんりょう):
完全(かんぜん):

6.了 :liễu    liễu giải, kết liễu

了解(りょうかい):sự kết thúc, sự hoàn thành
終了(しゅうりょう):sự kết thúc

7.登 :đăng    trèo, đăng sơn, đăng ký

登録(とうろく):sự đăng ký, sổ sách đăng ký
登山(とざん):sự leo núi
登る(のぼる):leo, trèo

8.録 :lục     ký lục, đăng lục

記録(きろく):sự ghi chép, sự ghi lại
録音(ろくおん):sự ghi âm
録画(ろくが):sự ghi hình




Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Ngữ pháp N3 - Tuần 6 - Ngày thứ sáu


I. Mẫu それと~(sore to~)
Ý nghĩa: sau; nữa; sau đó; và. 
Cách dùnga. それと b hoặc a. あと b.
Sử dụng khi nói sẽ thêm b vào cùng với a.

Ví dụ
1. レタス一つ, トマトを3個下さい。それと、ピーマンも一袋下さい。
Retasi hitotsu, tomato wo sanko kudasai. Sore to, piiman mo hitofukuro kudasai.
Xin vui lòng một rau diếp và ba cà chua. Ngoài ra, hãy cho tôi thêm một túi ớt xanh.

2.言われたことはしました。あと、何をすればいいですか.
Iwareta koto wa shimashita. Ato, nani wo sureba ii desu ka?
Cái đã nói thì làm xong rồi. Giờ nên làm gì nữa đây?


II. Mẫu それとも (soretomo)
Ý nghĩa: hoặc; hay
Cách dùnga? それとも b?

Ví dụ
1. みかんにしますか、それともりんごにしますか.
Mikan ni shimasu ka. Soretomo ringo ni shimasu ka?
Bạn chọn cam hay táo.

2. お茶にしますか、それともコーヒーにしますか?
Ocha ni shimasu ka, sore tomo kouhii ni shimasu ka.
Ông muốn dùng cà phê hay trà?


III. Mẫu その上(sono ue)
Ý nghĩa: bên cạnh đó; ngoài ra; ngoài ra còn; hơn thế nữa; hơn nữa là
Cách dùnga? その上 b?

Ví dụ
1. 彼女は美人で、その上, 頭が良い.
Kanojo wa bijin de, sono ue atama ga yoi.
Cô ấy vừa đẹp mà lại còn thông minh nữa.

2. 彼は欲張りで、その上, けちだった.
Kare wa yokubari de, sono ue kechi datta.
Hắn ta vừa tham lam mà lại còn bủn xỉn.

3. 彼はいつも遅刻してきて、その上、早く帰ってしまう.
Kare wa itsumo chikoku shite kite, sono ue, hayaku kaette shimau.
Anh ta thường xuyên đến muộn, hơn thế nữa lại hay về sớm.

Ngữ pháp N3 - Tuần 6 - Ngày thứ năm

I. Mẫu けっして~ない(kesshite~nai)
Ý nghĩa: quyết...không; dù thế nào cũng không...; không khi nào; không bao giờ, chẳng bao giờ 
Cách dùng: けっして luôn đi cùng với thể phủ định của động từ, tính từ, danh từ

Ví dụ
1. 決してあなたを忘れません.
Kesshite anata wo wasuremasen.
Không bao giờ quên em.

2. 彼女は決して約束を破りません.
Kanojo wa kesshite yakusoku wo yaburimasen.
Cô ta không bao giờ thất hứa đâu.

3. 日本語は決して難しくない.
Nihongo wa kesshite muzukashikunai.
Tiếng Nhật không khó chút nào cả. 

4. あなたには決して迷惑をかけません.
Anata ni wa kesshite meiwaku wo kakemasen>
Chắc chắn không gây phiền toái cho bạn.


II. Mẫu まったく~ない(mattaku~nai)
Ý nghĩa: chẳng... chút nào, không... tí nào. 
Cách dùng: まったく + thể phủ định của động từ và tính từ.

Ví dụ
1. まったく知りません.
Mattaku shirimasen.
Tôi thực sự không biết.

2. 私はまったく泳げません.
Watashi wa mattaku oyogemasen.
Tôi hoàn toàn không biết bơi.


III. Mẫu ~めったにない (~metta ni nai)
Ý nghĩa: ít khi, hiếm khi
Cách dùng: Nはめったにない hoặc めったにVない

Ví dụ
1. 最近は彼とめったに会いません.
Saikin wa kare to metta ni aimasen.
Dạo này tôi hiếm khi gặp anh ta.

2. 外食はめったにません.
Gaishoku wa metta ni shimasen.
Rất hiếm khi tôi dùng bữa ở ngoài.

3. こんないいチャンスはめったにありません.
Konna ii chansu wa metta ni arimasen.
Rất hiếm khi có được một cơ hội như thế này.

4. 彼はめったにない
Kare wa metta ni konai.
Anh ta hiếm khi đến đây.

5. こんなチャンスはめったにないよ。
Konna chansu wa metta ni nai yo.
Cơ hội như thế này là hiếm lắm đấy.


IV. Mẫu 少しも~ない(sukoshi mo ~ nai)
Ý nghĩa: một chút cũng (không)
Cách dùng: 少しも/ちょっとも + thể phủ định của động từ, tính từ.

Ví dụ
1. 少しも許さない.
Sukoshi mo yurusanai.
Không tha thứ một chút nào.

2. 彼には少しも同情の余地はない.
Kare ni wa sukoshi mo doujou no yochi wa nai.
Không có sự cảm thông nào dành cho anh ta.

3. その映画は少しもおもしろくなかった.
Sono eiga wa sukoshi mo omoshiroku nakatta.
Cuốn phim ấy chẳng hay chút nào.

Ngữ pháp N3 - Tuần 6 - Ngày thứ hai

I. Mẫu ~ことになっている(~koto ni natte iru)
Ý nghĩa: Nói về 1 việc đã được cơ quan, tổ chức hoặc người khác quyết định cho mình.
Cách dùng: Vる/Vない + ことになる

Ví dụ
1. 日本へ出張させていただくことになりました
Nihon e shucchou sasete itadaku koto ni narimashita.
Đã được quyết định đi công tác ở Nhật.

2. こんど、大阪に転勤することになりました
Kondo, Oosaka ni tenkin suru koto ni narimashita.
Lần này tôi đã được quyết định chuyển công tác đến Osaka.


II. Mẫu ~ことにしている(~koto ni shite iru)
Ý nghĩa: Nói về việc bản thân mình đã quyết định làm gì đó.
Cách dùng: Vる/Vない + ことにする

Ví dụ

1. 毎朝、30分ジョギングすることにしている
Maiasa, sanjuppun jogingu(jogging) suru koto ni shite iru.
Tớ quyết định mỗi sáng sẽ chạy bộ 30 phút.

2. 明日、買い物に行くことにした
Ashita, kaimono ni iku koto ni shita.
Tớ quyết định mai sẽ đi mua sắm.


III. Mẫu ~ことは~が... (~koto wa~ ga...)
Ý nghĩa: Việc~ thì không phủ định nhưng....
Cách dùng: VることはVる/ AいことはAい/ AなことはAなだ + が/けれど

Ví dụ
1. ピアノは、弾けることは弾けます、上手くありません。
Piano wa hikeru koto wa hikemasu ga, umaku arimasen.
Piano thì chơi được đấy nhưng mà không giỏi.

2. このバッグ、高いことは高いけれど、すごく使いやすいよ。
Kono baggu (bag), takai koto wa takai keredo, sugoku tsukai yasui yo.
Cái túi này đắt thì đắt thật, nhưng sử dụng rất là tiện.


IV. Mẫu ~ないことはない(~nai koto wa nai)
Ý nghĩa: Cũng có khả năng là…, không phải là không thể… 
Cách dùng: Thể phủ định của động từ, tính từ, danh từ + こともない/ ことはない

Ví dụ
1. 難しいが、やり方次第ではできないことはないだろう
Muzukashii ga, yari kata shidai dewa dekinai koto wa nai darou.
Dù khó nhưng mà tùy theo cách làm cũng không phải là không thể làm được.

2. どうしても話してくれと言われれば 話さないこともない
Doushitemo hanashite kure to iwarereba, hanasanai koto mo nai.
Đã được nhắc là dù thế nào cũng hãy nói chuyện nên không thể không nói.

3. ちょっと大きくないこともないが、この靴で大丈夫だ。 
Chotto ookikunai koto mo nai ga, kono kutsu de daijoubu da.
Cũng không phải là không to một chút nhưng mà đôi giầy này là ổn rồi.

Ngữ pháp N3 - Tuần 6 - Ngày thứ tư

I. Mẫu ~わけだ(~wake da)
1.1. Ý nghĩa: Vì có lý do ~ nên muốn nói~ như thế là đương nhiên. 
Cấu trúc: Thể ngắn của động từ, tính từ đuôi "i" và tính từ đuôi "na" kết hợp với わけだ. Tuy nhiên tính từ đuôi "na" thì không chuyển thành "da" mà giữ nguyên "na".

Ví dụ
1. 暗いわけだ。蛍光灯が1本切れている。
Kurai wake da. Keikoutou ga ippon kirete iru.
Tối là phải. Một bóng đèn huỳnh quang bị cháy.

2. ジョンさんは、お母さんが日本人で す から、日本語が上手なわけです
Jon-san wa okaasan ga Nihonjin desu kara, Nihongo ga jouzu na wake desu.
Anh John có mẹ là người Nhật nên tiếng Nhật giỏi là phải.

1.2. Ý nghĩa: Do quá trình, nên muốn nói sự việc trở nên thế. Tức là ~, là thế

Ví dụ
5パーセントの値引きというと、1 万 円の物は 9500円になるわけですね。
Go pasento no nebiki to iu to, ichiman-en no mono wa 9500en ni naru wake desu ne.
Nói là giảm 5% giá, tức là hàng 1 man thì còn 9500Y nhỉ.


II. Mẫu ~わけではない(~wake dewa nai)
Ý nghĩa: Không nhất thiết là ~, không phải là ~ 
Cấu trúc: Thể ngắn của động từ, tính từ đuôi "i" và tính từ đuôi "na" kết hợp với わけではない. Tuy nhiên tính từ đuôi "na" thì không chuyển thành "da" mà giữ nguyên "na".

Ví dụ
1. 生活に困っているわけではない、貯金する余裕はない。
Seikatsu ni komatte iru wake dewa nai ga, chokin suru yoyuu wa nai.
Cuộc sống không phải là khó khăn nhưng cũng không có dư ra để dành.

2. 彼の気持ちがわからないわけでもありません、やはり彼の意見には賛成できませ�� �。
Kare no kimochi ga wakaranai wake dewa arimasen ga, yahari kare no iken ni wa sansei dekimasen.
Không phải là tôi không hiểu tâm trạng anh ấy, nhưng mà rõ ràng tôi cũng không tán thành ý kiến anh ta.

3. 甘い物が嫌いなわけではありませんが、ダイエットしているんです。
Amai mono ga kirai na wake dewa arimasen ga, daetto(diet) shite irun desu.
Không phải tôi ghét đồ ngọt đâu nhưng mà đang ăn kiêng.


III. Mẫu ~わけがない (~wake ga nai)
Ý nghĩa: Không có nghĩa là ~, không chắc ~
Cấu trúc: Thể ngắn của động từ, tính từ, danh từ kết hợp với わけがない. Tuy nhiên tính từ đuôi "na" thì không chuyển thành "da" mà giữ nguyên "na". Còn danh từ không gắn "da" mà thêm の.

Ví dụ
1. あんな下手な絵が売れるわけがない
Anna heta na e ga ureru wake ga nai.
Bức tranh tệ thế không chắc đã bán được.

2. チャンさんは中国人だから漢字が書けないわけがありません
Chan-san wa chuugokujin da kara kanji ga kakenai wake ga arimasen.
Vì anh Chan là người Trung Quốc nên không lí gì lại không viết được chữ Hán.

3. あんなやせた人が、相撲とりのわけがない
Anna yasete hito ga sumou tori no wake ga nai.
Người gầy cỡ này thì không thể là lực sĩ Sumo được.

4. ここは海から遠いので、魚が新鮮なわけはない
Koko wa umi kara tooi node, sakana ga shinsen na wake wa nai.
Chỗ này ở xa biển nên cá không thể tươi được.


IV. Mẫu ~わけにはいかない (~wake ni wa ikanai)
4.1. Ý nghĩa: Có lý do nên ~ không làm được
Cấu trúc: Vる+わけにはいかない 

Ví dụ
1.絶対にほかの人に言わないと約束し たので、話すわけにはいかない
Zettai ni hoka no hito ni iwanai to yakusoku shita node, hanasu wake ni wa ikanai.
Vì đã hứa là tuyệt đối không nói với người khác nên không thể kể được.

2. 一人でやるのは大変ですが、みんな 忙しそうなので、手伝ってもらうわけにもいきません
Hitori de yaru no wa taihen desu ga minna isogashi sou na node, tetsudatte morau wake ni wa ikimasen.
Làm một mình thì khó khăn nhưng vì mọi người cũng đang bận rộn, nên không nhờ ai được.

4.2. Ý nghĩa: Phải làm ~ 
Cấu trúc: Vない+わけにはいかない 

Ví dụ
1. あした試験があるので、勉強しないわけにはいきません。 
Ashita shiken ga aru node, benkyou shinai wake ni wa ikimasen.
Vì ngày mai có bài thi nên không thể không học được. --> phải học

2. 家族がいるから、働かないわけにはいかない
Kazoku ga iru kara, hatarakanai wake ni wa ikanai.
Vì có gia đình nên không đi làm không được.