Hiển thị các bài đăng có nhãn các cách nói trong tiếng nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn các cách nói trong tiếng nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Ngữ pháp bài 1 - みんなの日本語

1. N1 は N2 です. N1 là N2

a) Trợ từ は

Cụm từ đứng trước trợ từ は là chủ đề của câu. Khi muốn nói về một điều gì đó ta sử dụng trợ từ は để nêu lên chủ đề và đưa ra thong tin về chủ đề đó.

VD1. わたしは ミンえす。 Tôi là Minh.

Chú ý: は đọc là わ.

b) です

ですdùng ở cuối câu để chỉ một phán đoán hay một sự khẳng định. Ngoài ra, です còn thể hiện sự lịch sự đối với người nghe. です biến đổi ở câu phủ định và quá khứ.

VD2. わたしは エンジニアえす。 Tôi là kỹ sư.

2. N1 は N2 じゃ ありません N1 không phải là N2

じゃ ありません là dạng phủ định của です. じゃ ありません dùng trong văn nói thông thường, còn では ありません dùng trong văn viết hay những bài phát biểu trang trọng.

VD3. ロンさんは がくせいじゃありません。 Anh Long không phải là sinh viên.

Chú ý: は trong では đọc là わ.

3. S か

a) Trợ từ か

Được dùng để biểu thị sự nghi vấn, hay không chắc chắn của người nói. Muốn chuyển một câu văn sang dạng nghi vấn thì ta thêm か vào cuối câu. Từ か được đọc với giọng cao hơn.

b) Dạng câu nghi vấn xác định thông tin đúng sai

Như đã trình bày ở trên, một câu trần thuật sẽ trở thành câu nghi vấn khi ta thêm か ở cuối câu. Trật tự không thay đổi. Câu hỏi được dùng để xác định thông tin đúng hay sai. Vì vậy, tùy thuộc vào việc bạn có đồng ý với thông tin đưa ra hay không mà câu trả lời có thể là はい hoặc いいえ

VD4. ロンさんは ベトナムじんですか。Anh Long có phải người Việt Nam không ?
はい、ベトナムじんです Vâng, anh ấy là người Việt Nam.

VD5.ミンさんは せんせいですか Anh Minh có phải là giáo viên không?
いいえ、せんせいじゃありません。 Không, anh ấy không phải là giáo viên.

c) Câu có từ để hỏi

Từ để hỏi( nghi vấn từ ) dùng để thay thế cho thành phần thông tin bạn cần hỏi. Trật tự từ vẫn không thay đổi và か vẫn được đặt ở cuối câu.

VD6. あのかたは どなたですか Người kia là ai vậy?
[あのかたは] ミンさんです。 [Người đó] là anh Minh.

4) N も N cũng
もđược thay thế cho は sau một chủ đề khi mà thông tin đưa ra ở chủ đề sau giống vơi thông tin đưa ra ở chủ đề trước.

VD7: ミンさんは かいしゃいんで。Anh Minh là nhân viên công ty.
タンさんも かいしゃいんです。Anh Thắng cũng là nhân viên công ty.

5) N1 の N2

の dùng để nối 2 danh từ lại với nhau. N1 bổ nghĩa cho N2. Trong bài này, N1 có thể là một tổ chuec hoặc một nhóm nào đó mà N2 trực thuộc.

VD8: ミンさんは ホンダ のしゃいんです。Anh Minh là nhân viên của công ty Honda.

6) ~さん

さん được đặt sau tên người nghe hoặc một người thứ 3 để thể hiện sự tôn trọng của người nói đối với người đó. さん không bao giờ dùng cho bản thân.

VD9: あのかたは ミンさんです。Người đó là anh Minh.
Trong trường hợp nói chuyện trực tiếp với người mà bạn đã biết tên thì thường không sử dụng từ mà dùng sau tên của người đó.

VD10: 鈴木: ミンさんは がくせいですか。Suzuki: anh Minh có phải là sinh viên không?
ミン: いいえ、かいしゃいんです。Minh: Không, tôi là nhân viên công ty.

Bài 1-Minano nihongo-Hội thoại-会話



Chúc các bạn làm quen tốt với Tiếng Nhật nhé 

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Tại sao lại phải học chữ Kanji

 Lý do phải học chữ Kanji? Nhiều người nghĩ rằng việc sử dụng 1 hệ thống các ký hiệu riêng biệt và rời rạc thay vì sử dụng 1 hệ chữ cái thống nhất thật là cổ lỗ và gây khó dễ cho người đọc không cần thiết.
Học chữ Kanji
 Trong thực tế, có thể việc dùng chữ Hán trong tiếng Nhật không phải là một việc làm hay lắm vì cấu trúc của 2 loại ngôn ngữ này là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, mục đích không phải là tranh luận về những quyết định từ hàng nghìn năm trước đây mà chỉ giải thích lý do vì sao bạn phải học kanji để có thể học được tiếng Nhật. Bằng cách này, hy vọng sẽ làm hơn việc chỉ nói “Đấy, ngôn ngữ nó thế đấy, tự tìm cách mà vượt qua đi!”.

 Nhiều người nghĩ là tiếng Nhật nên được thay đổi từ các chữ Hán sang romaji. Trong thực tế người Triều Tiên đã tự tạo ra bảng chữ cái của họ để làm giảm những bất cập trong ngôn ngữ của mình và đạt được những thành công rực rỡ. Thế thì vì sao Nhật đã không làm được như vậy với ngôn ngữ của mình?

 46 ký tự trong bảng chữ cái tiếng Nhật khiến cho hiện tượng đồng âm khác nghĩa là không thể tránh khỏi. So sánh với bảng chữ Triều Tiên với chỉ vỏn vẹn 14 phụ âm và 10 nguyên âm, tất cả các nguyên âm đều có thể ghép với tất cả các phụ âm để tạo thành tổng cộng là 140 âm tiết. Hơn nữa, 1 phụ âm thứ 3 hoặc thậm chí là thứ tư có thể được thêm vào để tạo nên 1 chữ. Điều này tạo nên khoảng 1960 âm tiết theo lý thuyết. (Các âm tiết thực sự được sử dụng ít hơn rất nhiều, tuy nhiên tôi không được biết con số chính xác.)

 Do bạn muốn đọc càng nhanh càng tốt, bạn cần có 1 hình ảnh trực quan cho biết mình đang được đọc cái gì. Bạn có thể dùng hình dạng của các con chữ để đọc lướt các văn bản do các chữ đều có hình dạng riêng. Bạn thử kiểm tra dòng chữ tiếng Anh này: Hi, enve thgouh all teh wrods aer seplled icorrenctly, can you sltil udsternand me?”. Người Triều Tiên cũng làm như vậy vì họ có đủ ký tự với hình dạng khác nhau để tạo thành các từ. Tuy nhiên, do các hình dạng này trông không thể trực quan như kanji, người ta phải thêm các khoảng trống vào giữa để làm giảm sự nhầm lẫn, lưỡng lự khi đọc. (Nó lại tạo ra 1 vấn đề mới: Cần dùng các khoảng trống đó khi nào và ở đâu?)

 Với kanji, người Nhật không phải lo lắng về các khoảng trống, và hầu hết các vấn đề do hiện tượng đồng âm gây ra đều đã được giải quyết. Nếu không có kanji, ngay cả khi thêm các khoảng trống, sự lưỡng lự và thiếu trực quan sẽ làm tiếng Nhật trở nên khó đọc hơn rất nhiều.

Fanpage:  Lớp học tiếng nhật

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Học tiếng Nhật qua ngôn ngữ nói trong tiếng Nhật

Học tiếng Nhật qua ngôn ngữ nói trong tiếng Nhật
Các ví dụ ngôn ngữ nói trong tiếng Nhật
素敵ですね。
Tuyệt vời nhỉ.
さようなら!元気でね!
Tạm biệt! Mạnh khỏe nhé!
行きますよ。
Tôi đi đây.
それはだめだよ。
Việc đó không được đâu.
彼は作家ですよ。
Anh ấy là nhà văn đấy.
ここは暑くて我慢できないわ。
Ở đây nóng quá chả chịu nổi.
だからさ、家出をしたんだよ。
Vì vậy ý mà, tôi đã bỏ nhà ra đi.
やばいぞ。
Nguy thật.
行こうぜ。
Đi nào!
だめなんだぜ。
Không được đâu nha.
牛乳を買ったかい?
Mua sữa bò chưa hả?
彼は私が好きかしら?
Anh ấy có thích mình không nhỉ?
雨が降るかなあ?
Trời có mưa không nhỉ?
どうしたの?
Sao vậy?
私は悪かったの。
Là tôi không tốt.
世間一美人よ、どうして悲しげに?
Hỡi con người đẹp nhất thế gian, có chuyện gì mà nàng u sầu? 
行けないって!
Đã bảo là không đi được mà!

Ở trên là các từ dùng trong ngôn ngữ nói trong tiếng Nhật và cách nói tiếng Việt tương đương. Ngôn ngữ nói là cách diễn đạt tự nhiên, biểu đạt được thái độ, tâm trạng người nói hay mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
Ví dụ: Hai câu sau diễn đạt cùng một ý nghĩa:
(1) 私はもう我慢できません。
Tôi không thể nào chịu đựng được.
(2) もう我慢できないわ。
Chả chịu nổi nữa.
Nhưng các bạn có thể thấy là cách nói (1) là cách nói "cứng", hầu như chỉ dùng trong văn bản tường trình, v.v... còn cách (2) là cách nói suồng sã, thân mật giữa hai người bạn.
Do đó, nếu bạn hiểu các từ ngữ dùng trong ngôn ngữ nói của tiếng Nhật thì bạn có thể áp dụng để nói một cách văn chương hơn, hay đơn giản là sử dụng được các cách nói phù hợp trong các tình huống cụ thể.
Bài này nhằm giúp các bạn hiểu và sử dụng được cách nói chuyện tự nhiên trong tiếng Nhật. Dưới đây là danh sách các từ trong ngôn ngữ nói chuyện tiếng Nhật và giải nghĩa cũng như cách sử dụng của chúng.

Ngôn ngữ nói trong tiếng Nhật

NE: nhỉ, nhé
素敵ですね。
Tuyệt vời nhỉ.
さようなら!元気でね!
Tạm biệt! Mạnh khỏe nhé!
Vậy khi nào thì là "nhỉ", khi nào thì là "nhé"? Bạn có phân biệt được "nhỉ" và "nhé" trong tiếng Việt không?
Thực ra khá đơn giản: "nhỉ" dùng để tìm sự đồng tình của người nghe với một tính chất nào đó (Ví dụ "Phim hay nhỉ"), còn "nhé" dùng để tìm một hành động nào đó từ người nghe trong tương lai (Ví dụ "Cố gắng lên nhé" = Hãy cố gắng lên; hay "Khỏe mạnh nhé" = Hãy khỏe mạnh.)

YO: đây, đâu, đấy
行きますよ。
Tôi đi đây.
それはだめだよ。
Việc đó không được đâu.
彼は作家ですよ。
Anh ấy là nhà văn đấy.
YO dùng để thông báo cho người nghe một sự việc gì đó (cái mà bạn biết và bạn nghĩ là người nghe không biết.) Từ tương đương trong tiếng Việt là "đây" (hành động bạn sắp làm), "đâu" (dùng với phủ định), "đấy" (thông báo sự việc).

WA: Dùng ở cuối câu, diễn tả sự suống sã, thân mật
だめだったわ。
Không được thiệt.
暑かったわ。
Nóng thiệt.
WA dùng trong mối quan hệ hết sức suống sã, thân mật. Bạn nên tránh dùng với người mới quen hoặc người lớn tuổi.

SA: Dùng nối các vế câu khi người nói chưa nghĩ ra được cái phải nói tiếp, là "ý mà", "ý hả" trong tiếng Việt
俺はさ、その子が好きじゃないよ。
Tôi ý mà, có thích con bé đó đâu.
あいつはさあ、何をやってもだめなんだよ。
Thằng đó ý hả, làm cái gì cũng hỏng.

ZO: Dùng thông báo giống "yo" nhưng chỉ trong hoàn cảnh suống sã
警察だ!やばいぞ!
Cảnh sát tới! Nguy rồi!
ZO chỉ dùng khi nói với người dưới hoặc bạn bè ngang hàng.

ZE: Dùng trong mối quan hệ suồng sã, thường để rủ rê
ゲームをやろうぜ。
Chơi điện tử đi!

I: "hả", dùng người trên nói với người dưới để nhấn mạnh câu hỏi
なんだい?
Cái gì hả?
(=なんだ?)
ご飯を炊いたかい?
Đã nấu cơm chưa hả?
(=ご飯を炊いたか?)
Cách nói này cũng hay dùng khi cảnh sát thẩm vấn phạm nhân, là một cách hỏi mà gây áp lực. Hoặc là dùng hỏi kiểu thân ái trong gia đình.

KASHIRA: Thắc mắc sự việc có như vậy không nhỉ (tự hỏi bản thân), "có ... không nhỉ?"
彼はもう来ないかしら。
Anh ấy không tới nữa đâu nhỉ?

彼は私が好きかしら?
Anh ấy có thích mình không nhỉ?
Chú ý: Chỉ nữ mới dùng "kashira", còn nam (và cả nữ) sẽ dùng "kanaa".

KANAA: "có ... không nhỉ?", cách nói chung cho hai phái, tự hỏi bản thân xem sự việc gì đó có xảy ra không nhỉ
雨が降るかなあ?
Trời có mưa không nhỉ?
Chú ý là "kanaa" dùng cho cả nam và nữ, còn "kashira" thường nữ dùng.

NO: Để cuối câu để nhấn mạnh

どうしたの?
Sao vậy?
私は悪かったの。
Là tôi không tốt.

YO dùng sau danh từ để diễn tả "hỡi", "này"
世間一美人よ、どうして悲しげに?
Hỡi con người đẹp nhất thế gian, có chuyện gì mà nàng u sầu? 
君よ、君の人生は君が決めるんだ。
Này bạn, cuộc sống của bạn là do bạn quyết định.
Đây là cách nói văn chương.

TTE là dạng tắt của "tte itta", "tte iu" ("đã nói là .... mà")
行けないって!
Đã bảo là mình không đi được mà!
(=行けないって言ったよ=行けないと言ったよ)

~DA KEDO... = "Nhưng mà ~"
その古い本ちょうだい!
これは新しいんだけど・・・

~CHOUDAI! = "Đưa cho tôi ~"
塩をちょうだい!= Đưa tôi lọ muối!
ご飯を炊いてちょうだい!= Nấu cơm cho mẹ nhé!
(Cách nói thân mật trong gia đình, bạn thân)

~OIDE!
いつでも内に遊びにおいで!=いつでも内に遊びに来て!
Cứ đến nhà tôi chơi nhé! (Nói thân mật)



(Nguồn : tham khảo)



Fanpage: Lớp học tiếng nhật