Hiển thị các bài đăng có nhãn học kanji. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn học kanji. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Tại sao lại phải học chữ Kanji

 Lý do phải học chữ Kanji? Nhiều người nghĩ rằng việc sử dụng 1 hệ thống các ký hiệu riêng biệt và rời rạc thay vì sử dụng 1 hệ chữ cái thống nhất thật là cổ lỗ và gây khó dễ cho người đọc không cần thiết.
Học chữ Kanji
 Trong thực tế, có thể việc dùng chữ Hán trong tiếng Nhật không phải là một việc làm hay lắm vì cấu trúc của 2 loại ngôn ngữ này là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, mục đích không phải là tranh luận về những quyết định từ hàng nghìn năm trước đây mà chỉ giải thích lý do vì sao bạn phải học kanji để có thể học được tiếng Nhật. Bằng cách này, hy vọng sẽ làm hơn việc chỉ nói “Đấy, ngôn ngữ nó thế đấy, tự tìm cách mà vượt qua đi!”.

 Nhiều người nghĩ là tiếng Nhật nên được thay đổi từ các chữ Hán sang romaji. Trong thực tế người Triều Tiên đã tự tạo ra bảng chữ cái của họ để làm giảm những bất cập trong ngôn ngữ của mình và đạt được những thành công rực rỡ. Thế thì vì sao Nhật đã không làm được như vậy với ngôn ngữ của mình?

 46 ký tự trong bảng chữ cái tiếng Nhật khiến cho hiện tượng đồng âm khác nghĩa là không thể tránh khỏi. So sánh với bảng chữ Triều Tiên với chỉ vỏn vẹn 14 phụ âm và 10 nguyên âm, tất cả các nguyên âm đều có thể ghép với tất cả các phụ âm để tạo thành tổng cộng là 140 âm tiết. Hơn nữa, 1 phụ âm thứ 3 hoặc thậm chí là thứ tư có thể được thêm vào để tạo nên 1 chữ. Điều này tạo nên khoảng 1960 âm tiết theo lý thuyết. (Các âm tiết thực sự được sử dụng ít hơn rất nhiều, tuy nhiên tôi không được biết con số chính xác.)

 Do bạn muốn đọc càng nhanh càng tốt, bạn cần có 1 hình ảnh trực quan cho biết mình đang được đọc cái gì. Bạn có thể dùng hình dạng của các con chữ để đọc lướt các văn bản do các chữ đều có hình dạng riêng. Bạn thử kiểm tra dòng chữ tiếng Anh này: Hi, enve thgouh all teh wrods aer seplled icorrenctly, can you sltil udsternand me?”. Người Triều Tiên cũng làm như vậy vì họ có đủ ký tự với hình dạng khác nhau để tạo thành các từ. Tuy nhiên, do các hình dạng này trông không thể trực quan như kanji, người ta phải thêm các khoảng trống vào giữa để làm giảm sự nhầm lẫn, lưỡng lự khi đọc. (Nó lại tạo ra 1 vấn đề mới: Cần dùng các khoảng trống đó khi nào và ở đâu?)

 Với kanji, người Nhật không phải lo lắng về các khoảng trống, và hầu hết các vấn đề do hiện tượng đồng âm gây ra đều đã được giải quyết. Nếu không có kanji, ngay cả khi thêm các khoảng trống, sự lưỡng lự và thiếu trực quan sẽ làm tiếng Nhật trở nên khó đọc hơn rất nhiều.

Fanpage:  Lớp học tiếng nhật

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

KANJI N3 SOMATOME

 KANJI N3 SOMATOME



1.接 :tiếp    nối tiếp, tiếp đãi, tiếp xúc

接続(せつぞく):kế tiếp, sự tiếp tục
面接(めんせつ): phỏng vấn

2.続 :tục    tiếp tục

接続(せつぞく):sự tiếp tục
続く(つづく):tiếp tục, liên tục

3.示 :thị    biểu thị

示す(しめす):biểu thị ra, xuất trình
指示(しじ):sự chỉ thị, sự chỉ dẫn
表示(ひょうじ):phô trương, vạch ra

4.戻 :lệ    quay lại

戻る(もどる):quay lại, hồi lại
戻す(もどす):hoàn lại, khôi phục lại

5.完 :hoàn    hoàn thành, hoàn toàn

完了(かんりょう):
完全(かんぜん):

6.了 :liễu    liễu giải, kết liễu

了解(りょうかい):sự kết thúc, sự hoàn thành
終了(しゅうりょう):sự kết thúc

7.登 :đăng    trèo, đăng sơn, đăng ký

登録(とうろく):sự đăng ký, sổ sách đăng ký
登山(とざん):sự leo núi
登る(のぼる):leo, trèo

8.録 :lục     ký lục, đăng lục

記録(きろく):sự ghi chép, sự ghi lại
録音(ろくおん):sự ghi âm
録画(ろくが):sự ghi hình




KANJI N3 SOMATOME

KANJI N3 SOMATOME

1.留 :Lưu   lưu học, lưu trữ

留学(りゅうがく):du học
保留(ほりゅう):bảo lưu, sự hoãn lại
書留(かきとめ):gửi bảo đảm

2.守 :thủ     cố thủ, bảo thủ

守備(しゅび):sự bảo vệ, sự trấn thủ
守る(まもる):giữ , bảo vệ, tuân giữ, tuân theo
留守(るす):vắng nhà

3.濃 :nồng    nồng độ

濃い(こい):đậm, dày, gần gũi (quan hệ)

4.薄 :Bạc    mỏng, bạc mệnh

薄い(うすい):mỏng

5.部 :Bộ     bộ môn, bộ phận

部長(ぶちょう):trưởng phòng
部分(ぶぶん):bộ phận
学部(がくぶ):khoa, ngành
部屋(へや):căn phòng

6.数 :số     số lượng

数字(すうじ):chữ số
数(かず):số
数学(すうがく):số học
数える(かぞえる):đếm

7.件 :kiện    sự kiện, bưu kiện, điều kiện

件名(けんめい):nhiệm vụ, trách nhiệm
用件(ようけん):việc
事件(じけん):sự kiện, sự việc

8.再 :tái     lại, tái phát

再生(さいせい):sự tái sinh, sự sống lại
再来週(さらいしゅう):tuần sau nữa

Fanpage: Lớp học tiếng nhật



Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

KANJI N3 SOMATOME - Tuần 3 ngày thứ 3

KANJI N3 SOMATOME

1.販 :phán bán, phán mại 


販売(はんばい):việc bán hàng

自動販売機(じどうはんばいき):máy bán hàng tự động


2.機 :cơ cơ khí, thời cơ, phi cơ


機会(きかい):cơ hội

飛行機(ひこうき):máy bay

機械(きかい):máy móc


3.増 :tăng tăng gia, tăng tốc


増加(ぞうか):sự ra tăng, sự thêm vào

増える(ふえる):tăng lên

増やす(ふやす):làm tăng lên


4.減 :giảm gia giảm, giảm


減る(へる):giảm

減らす(へらす):làm giảm đi, làm giảm bớt


5.量 :lượng lực lượng, độ lượng, dung lượng, trọng lượng


量(りょう):khối lượng, lượng

減量(げんりょう):giảm cân, làm mất mát

数量(すうりょう):khối lượng, số lượng


6.氷 :băng băng tuyết


氷(こおり):băng tuyết


7.返 :phản trả lại


返事(へんじ): hồi âm, trả lời

返す(かえす):trả lại


8.湯 :thang nước nóng


お湯(おゆ):nước nóng



Fanpage: Lớp học tiếng nhật

KANJI N3 SOMATOME - Tuần 3 ngày thứ 4: レシピ (recipes)

KANJI N3 SOMATOME

Tuần 3 ngày thứ 4: レシピ (recipes)



1.材 :tài tài liệu


材料(ざいりょう):tài liệu, vật liệu

教材(きょうざい):tài liệu giảng dạy; giáo trình


2.卵 :noãn trứng


卵(たまご):trứng


3.乳 :nhũ nhũ mẫu


牛乳(ぎゅうにゅう):sữa bò


4 粉 :phấn bột


粉(こな):bột mì

小麦粉(こむぎこ):bột mì


5.袋 :đại cái túi 


袋(ふくろ):túi, cặp

手袋(てぶくろ):găng tay, tất tay

紙袋(かみぶくろ):túi giấy, bao giấy


6.混 :hỗn hỗn hợp, hỗn độn, hỗn loạn


混ぜる(混ぜる):trộn

混雑(こんざつ):hỗn tạp, tắc nghẽn


7.焼 :thiêu thiêu đốt


焼く(やく):nướng, rán, đốt, thiêu

焼ける(やける):nướng, rán, sém


8.表 :biểu biểu hiện, bảng biểu, biểu diễn


表(おもて):mặt trước

表す(あらわす):biểu thị, biểu hiện

表(ひょう):biểu; bảng; bảng biểu, phiếu


9.裏 :lí đằng sau


裏(うら):mặt sau



Fanpage: Lớp học tiếng nhật