Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Từ láy tượng thanh – tượng hình (P2)

第2
泣く
えんえん
えーんえんーん
接続:+泣く
意味:泣き声(子供)
使う: 迷子イメージ,が多い、子供限りらしい。
例:ふへ。。あの子たち、えんえん泣いながら、おもちゃを取り合っていた、
おいおい khóc hu hu nức nở .
接続:+泣く
意味:泣き声(おとな、子供)声を出して泣く
使う:非常に悲しみ、お葬式など
例:今月の売り上げ減少で、Nangtienga はニワトリを食いながら、おいおい泣いた。
しくしく Khóc thút thít không thành tiếng
接続:+泣く
意味:静かに泣く 、すすり泣く様子:sob
使う:若い女、子ども
例:Gupy先生は俳優選択試験に不合格のことを反省するそばから、しくしく泣いてくる。
めそめそ khóc sụt sịt ,yếu ớt
接続:+泣く、する
意味:気が弱い泣き方
使う:泣き虫,勇気が出ないで泣く、弱いイメージ。
例:イジメられた子たちが黙ったまま、めそめそした。

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Từ láy tượng thanh, tượng hình (p1)

第1笑う
にこにこ:cười mỉm , cười nhẹ ,
接続:+笑う、する
意味:優しく笑う、ほほうむ 様子
使う:  楽しい、嬉しい、幸せ
ニコニコの例文
お母さんが優しい声で歌っている。赤ちゃんはにこにこ笑って、お母さんの顔をずっと見ていた。
Đứa trẻ mãi mỉm cười nhìn mẹ nó hát lời hát ngọt ngào.
にやにや: cười nhăn nhó
接続 :+笑う、する
意味 :いやらしい、気持ちが悪い笑い方
使う :悪いことを考える、思い出す
くすくす: Cười khục khục trong cổ
接続 :+ 笑う
意味 :聞こえないように、小さく笑う、かくれて笑う
使う :会議中、授業中
げらげら: cười ha hả , cười lăn lộn
接続 :笑う
意味 :声を出して大きく笑う
使う :映画、漫画、娯楽番組を見る時
はひふへほの笑い方
ははは:元気に大きく笑う。
男っぽい 。健康的なイメージ
Hahaha là kiểu cười lớn tiếng bình thường như げらげら ,nhưng nếu so sánh thì げらげら có tính tượng hình mạnh hơn và hơi 下品 ,các bạn để ý 1 chút nhé.
ひひひ:いやな感じの笑い方。
悪人のイメージ
ふふふ:小さく笑う 。
女っぽい。可愛い、静かなイメージ
へへへ:恥ずかしそうな笑い方。
Cười trừ ,khi hơi xấu hổ .Hãy áp dụng cùng với động tác gãi đầu ,gãi tai sẽ có hiệu quả hơn
子供のイメージ
ほほほ:女の人の笑い方。
上品で気取ったイメージ。
cười cao ngạo .Dùng kèm với động tác tay che miệng và toàn thân hơi rung chút sẽ cho hiệu quả rất tuyệt , vâng cao ngạo và đáng ghét


Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Số đếm trong tiếng nhật

Số đếm trong tiếng nhật

Cùng ôn lại nào !

Đếm từ 1 tới 10

Chắc các bạn ai cũng biết đếm từ 1 tới 10:
一 二 三 四 五 六 七 八 九 十
ichi - ni - san - shi/yon - go - roku - shichi/nana - hachi - kyuu (ku) - juu

Chú ý là số 4 và số 7 có tới 2 cách đọc, vậy khi nào dùng "yon" ("bốn"), khi nào dùng "shi" ("tứ")? Phần lớn trường hợp bạn sẽ chỉ dùng "yon" cho số 四:
  • 四回 yon-kai = bốn lần
  • 四階 yon-kai = lầu bốn, tầng bốn
  • 四百 yon-hyaku = bốn trăm
Số bảy 七 (mà các bạn có thấy số này là số 7 lộn ngược không nhỉ?) cũng vậy, phần lớn dùng "nana":
  • 七回 nana-kai = bảy lần
  • 七階 nana-kai = lầu bảy
  • 七百 nana-hyaku = bảy trăm

Vậy "shi" và "shichi" dùng thế nào? Đó thường là dùng khi đơn thuần là đếm, như trong quyền anh hay đếm số động tác bạn đã thực hiện (karate chẳng hạn) thì sẽ đếm là "ichi ni san shi go roku shichi hachi kyuu juu".
Bạn cũng nên nhớ là số chín 九 có thể đọc là "ku" nữa, ví dụ:
  • 19日(十九日) juu-ku nichi = ngày 19
  • 19日(十九日) juu-kyuu nichi = ngày 19
Số 10 () cũng có thể đọc là "ju" thay vì "juu" hay "じっ" với âm lặp ("tsu" nhỏ):
  • 十分 juppun = 10 phút
  • 十分 juu-fun = 10 phút
  • 十分 (じっぴん) jippun = 10 phút
Nhìn chung, có nhiều cách đọc vì số đếm thì quan trọng nhất là đọc nhanh và dễ dàng, người Nhật sẽ đọc sao cho thuận miệng nhất có thể. Bạn cũng phải làm quen với việc này khi học số đếm tiếng Nhật.

Số 0

Số 0 không phải là thứ dễ dàng để người ta phát minh ra, bằng chứng là số La Mã không có số 0. So với các con số khác thì số 0 mãi sau này mới ra đời. Trong tiếng Nhật, số 0 thường được mượn từ tiếng Anh là "Zero" thành ゼロ. Ngoài ra còn dùng chữ kanji "LINH" 零 đọc là "Rei". Tuy nhiên, trong số đếm thì người Nhật dùng "zero", còn "rei" sẽ dùng nhiều trong từ ghép kanji (熟語 jukugo thục ngữ) như:
  • 零度 reido (linh độ) = 0℃ (nhiệt độ không độ C)
Khi viết thành văn tự, số 0 ("rei") sẽ viết là 〇 (để viết số không này thì bạn gõ "zero"), ví dụ:
  • Ba mươi = 三〇 (san-juu)

Chữ số trong văn tự, khế ước

Trong văn tự, khế ước bạn không thể dùng các con số 一,二,三,十. Ví dụ, bạn vay tiền Takahashi và để lại giấy vay tiền như sau:
  • "Tôi có vay của anh Takahashi số tiền là 一 lượng vàng và 十 lượng bạc" (tức là một lượng vàng và mười lượng bạc)
Anh Takahashi này, vốn rất giỏi làm giả giấy tờ, sẽ chữa lại bằng cách thêm vài nét thành:
  • "Tôi có vay của anh Takahashi số tiền là 三 lượng vàng và 千 lượng bạc" (tức ba lượng vàng và ngàn lượng bạc)
Thế là tự nhiên số nợ của bạn bị đội lên gấp nhiều lần, thậm chí còn khiến bạn phá sản. Để tránh như vậy, người Nhật (và người China) sẽ dùng thay thế các chữ trên thành các chữ sau:
  • 一 thành 壱
  • 二 thành 弐
  • 三 thành 参
  • 十 thành 拾
Nhân tiện nói luôn, chữ 万 "man" (vạn) có chữ cổ là 萬, trong các bài thơ cổ của Việt Nam đều dùng chữ "vạn" 萬 này.


Số đếm thuần Nhật

"Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chin, mười" thực ra là cách đếm thuần Việt. Còn cách đếm mượn phải là "nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu, thập". Còn người Nhật lại thường dùng cách đếm mượn là "ichi, ni, san, shi, go, roku, shichi, hachi, kyuu, juu". Tuy nhiên, người Nhật cũng dùng cách đếm thuần Nhật trong nhiều trường hợp đếm với lượng từ chỉ đếm, ví dụ đếm "cái" (một cái, hai cái, ba cái, ...). Cách đếm thuần Nhật là như sau:
  • ひとつ,一つ hito-tsu = một cái
  • ふたつ,二つ futa-tsu = hai cái
  • みつ,三つ mi-tsu = ba cái
  • よつ,四つ yo-tsu = bốn cái
  • いつつ,五つ itsu-tsu = năm cái
  • むつ,六つ mu-tsu = sáu cái
  • ななつ,七つ nana-tsu = bảy cái
  • やつ,八つ ya-tsu = tám cái
  • ここのつ,九つ kokono-tsu = chín cái
  • とお,十 too = mười

Đếm số từ 11 tới một trăm triệu ngàn tỷ!

Công thức đếm từ 11 tới 19: 
十 juu + [ichi, ni, san, yon, go, roku, nana, hachi, kyuu/ku]
Không dùng "shi" cho 4 và ít dùng "shichi" cho 7. Ví dụ, "mười chín" sẽ là "juukyuu" hay "juuku", viết là "19" hoặc "十九". "十九" là cách viết giống như viết bằng chữ "mười chín" trong tiếng Việt vậy.

Công thức đếm 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90:
[ni, san, yon, go, roku, nana, hachi, kyuu] + 十 juu
Ví dụ: 九十 kyuujuu = chín mươi

Công thức đếm 21 => 29:
二十 nijuu + [ichi, ni, san, yon, go, roku, nana, hachi, kyuu/ku]
Ví dụ 25 (二十五) = nijuu-go
Đếm hàng 30, 40, .... cũng không khác.

Đếm "trăm":
Một trăm: 百 hyaku (kanji: bách)
Hai trăm, bốn trăm, năm trăm, bảy trăm, chín trăm:
[ni, yon, go, nana, kyuu] + 百 hyaku
  • Ba trăm: 三百 = さんびゃく = sanbyaku, vì "san" kết thúc bằng "n" nên có biến âm từ "h" thành "b".
  • Sáu trăm: 六百 = ろっぴゃく = roppyaku, vì "roku" kết thúc là "ku" nên biến thành lặp cho dễ đọc
  • Tám trăm: 八百 = はっぴゃく = happyaku, vì "hachi" kết thúc là "tsu/chi" nên biến thành lặp cho dễ đọc

Đếm con số có hàng trăm: Cứ đếm hàng trăm trước rồi hàng chục rồi hàng đơn vị
Ví dụ: 325 sẽ đếm là "ba trăm" (san-byaku) "hai mươi lăm" (nijuu-go) => sanbyaku nijuu-go.
Hoàn toàn chẳng có gì khó khăn đúng không?

Đếm hàng ngàn
Một ngàn: 千 sen (kanji: thiên), chú ý là không có "ichi" nhé
Hai ngàn, bốn ngàn, năm ngàn, sáu ngàn, bảy ngàn, chín ngàn:
[ni, yon, go, roku, nana, kyuu" + 千 sen

  • Ba ngàn: 三千 sanzen (biến âm "s" => "z" do đi sau "n")
  • Tám ngàn: 八千 hassen (biến âm thành lặp do "chi" đi trước "s")

Đếm số hàng ngàn: Cứ đếm từng hàng một
Ví dụ 6230 => "sáu ngàn" (rokusen) "hai trăm" (nihyaku) "ba mươi" (sanjuu) => "roku-sen ni-hyaku sanjuu". Viết chữ: 六千二百三十

Đếm hàng VẠN
[1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10] + 万 man
Chú ý là "một vạn" đếm là "ichi man" chứ không phải là "man" không như trường hợp đếm một ngàn (sen) nhé. Ngoài ra, tiếng Nhật sẽ đếm theo cơ bản là "vạn" (bốn số 0) chứ không phải hàng ngàn (ba số 0) như Việt Nam nên có số "mười vạn (juuman)", trong khi tiếng Việt phải đếm là "một trăm ngàn".
Ví dụ: 39674 => san-man kyuu-sen roppyaku nana-juu yon, viết chữ: 三

Tiếng Nhật: Đếm hàng 4 con số # Tiếng Việt: Đếm hàng 3 con số

Các bạn cần chú ý là tiếng Nhật đếm hàng 4 con số, còn tiếng Việt đếm hàng 3 con số. Tiếng Việt sẽ dùng đơn vị đếm là "ngàn, triệu, tỷ, ngàn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ". Tất nhiên là số từ hàng trăm trở xuống hay các số lẻ xen kẽ thì đếm là "trăm, mươi, [đơn vị]".
Còn người Nhật sẽ đếm theo hàng các hàng sau:
  • 万 man = vạn, 10^4 (chục ngàn)
  • 億 oku = ức, 10^8 (trăm triệu)
  • 兆 chou = triệu, 10^12 (triệu triệu)
  • Các hàng lớn hơn: Tham khảo wekipedia
Dưới đây tôi tổng kết cách đếm các số lớn từ tiếng Việt sang tương ứng tiếng Nhật:
  • Ngàn: 千 sen
  • Mươi ngàn (chục ngàn, 10^4): 万 man
  • Trăm ngàn (10^5): 十万 juu-man
  • Triệu (10^6): 百万 hyaku-man
  • Mươi triệu (chục triệu): 千万 sen-man
  • Trăm triệu (10^8): 億 oku
  • Tỷ: 十億 juu-oku
  • Mươi tỷ (chục tỷ): 百億 hyaku-oku
  • Trăm tỷ: 千億 sen-oku
  • Ngàn tỷ (10^12): 兆 chou
  • Mươi ngàn tỷ: 十兆 juu-chou
  • Trăm ngàn tỷ: 百兆 hyaku-chou
  • Triệu tỷ: 千兆 sen-chou
Một trăm triệu ngàn tỷ sẽ là 10^16, là 一京 (ikkei, nhất kinh).

Đếm ngày, đếm tuổi, đếm người

Đếm ngày ở đây là ngày mấy, mùng mấy, chứ không phải là "mấy ngày". Người Nhật sẽ dùng con số thuần Nhật để đếm từ "mùng một" cho tới "mùng mười".
  • Mùng một: 一日,ついたち tsuitachi
  • Mùng hai: 二日,ふつか futsuka
  • Mùng ba: 三日,みっか mikka
  • Mùng bốn: 四日,よっか yokka
  • Mùng năm: 五日,いつか itsuka
  • Mùng sáu: 六日,むいか muika
  • Mùng bảy: 七日,なのか nanoka
  • Mùng tám: 八日,ようか youka
  • Mùng chín: 九日,ここのか kokonoka
  • Mùng mười: 十日,とおか tooka
Bạn có thể thấy ngày bốn và ngày tám dễ nhầm với nhau (yokka với youka), "ngày năm" 五日 itsuka cũng dễ nhầm với いつか "itsuka" = "khi nào đó" (Chỉ thời điểm không xác định cụ thể như trong câu "必ずいつか故郷へ帰るよ Kanarazu itsuka furusato e kaeru yo" = "Nhất định có một ngày tôi sẽ về quê đấy").
Từ ngày 11 trở đi: Đếm như số đếm thông thường
[Số đếm] + 日 nichi
Ví dụ ngày 14 là "juu yon nichi".
Tuy nhiên riêng ngày 20 là đặc biệt:
  • Ngày hai mươi: 二十日,はつか hatsuka

Đếm ngày, đếm tháng, đếm năm

"Năm 2012" thì sẽ là "2012年" (ni-sen juu-ni NEN), còn "8 năm" sẽ là 八年間(8年間) = "hachi nenkan". "Năm thứ tám" sẽ là "八年目 hachi-nen ME" ("me" dùng để đếm thư mấy). "Ngày thứ hai" (không phải Monday nhé) sẽ là "二日目 futsuka-me".
Đếm số thứ tự tháng thì dùng "月 gatsu", ví dụ "Tháng 12" = 12月 juu-ni gatsu.
"Mười hai tháng" thì dùng "ヶ月 ka getsu" (hay có thể viết là 箇月,ヵ月,か月), chú ý là mặc dù viết là chữ "ke" katakana nhỏ nhưng đọc là "ka" (có lẽ là do viết chữ "ka" nhỏ nhìn giốn "ke" quá nên viết thành "ke" cho nhanh).
Tuần sẽ là "週間 shuukan". Đếm ngày thì như nói ở bên trên.
Ví dụ về nói ngày tháng năm:
Ngày 15 tháng 9 năm 2010, đã 10 năm kể từ khi tôi bước chân ra đi.
2010年9月15日,旅に出てからもう10年間.
Ni-sen-juu-nen ku-gatsu juu-go-nichi, tabi ni dete kara mō juu-nenkan.
Ngay từ năm thứ hai đã có biến cố lớn.
2年目から大きな出来事があった.
Ni-nen-me kara ōkina dekigoto ga atta.
Biến cố này kéo dài suốt hai năm.
この出来事はずっと2年間続いていた.
Kono dekigoto wa zutto ni-nenkan tsudzuite ita.
Nó làm tôi như già đi hàng chục tuổi.
それは私に何十歳も年をとらせたようだ.
Sore wa watashi ni nan jū-sai mo toshi o toraseta you da.

Đếm tuổi
Thì cũng không có gì đặc biệt, chỉ cần "[Số đếm] + 歳 sai" (kanji: TUẾ), ví dụ "một tuổi" là "issai". Riêng "hai mươi tuổi" thì đặc biệt:
  • Hai mươi tuổi: 二十歳,はたち hatachi

Đếm người
Một người, hai người thì đếm theo thuần Nhật thành "一人,ひとり hitori", "二人,ふたり futari" còn từ 3 người trở lên thì là "[Số đếm] + 人 nin".

Đếm số ngày
  • Một ngày: 一日,いちにち ichi-nichi
  • Hai ngày: 二日間,ふつかかん futsukakan
  • Ba ngày ~ mười ngày: Như đếm ngày mấy thêm 間 "kan"
  • 11 ngày trở lên: Như đếm ngày mấy
  • Hai mươi ngày: 二十日間 hatsukakan

Diễn tả số lượng hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn (số lớn không đếm xuể)

Ví dụ "Hàng ngàn người đã tập trung ở quảng trường": Dùng công thức dưới đây.
[Số đếm] + [Lượng từ ] + も mo
  • Hàng ngàn người đã tập trung ở quảng trường = 何千人もの人は広場に集まった Nan-sen nin mo no hito wa hiroba ni atsumatta
  • Hàng chục xe hơi đã gặp sự cố = 自動車は何十台もトラブルに遭った Jidousha wa nan-juu-dai-mo toraburu ni atta
Về lượng từ thì các bạn xem dưới đây, ở đây lượng từ đếm người là "人 nin", lượng từ đếm xe / máy móc là "台 dai".

LƯỢNG TỪ TIẾNG NHẬT

Giả sử bạn nói "ba chiếc xe hơi / ba cái xe hơi" thì bạn sẽ nói trong tiếng Nhật là thế nào? "San jidousha"? "Mitsu no jidousha"? "Mitsu no kuruma?"
Thật ra tiếng Nhật có lượng từ riêng để đếm máy móc, xe cộ, đó là: 台 dai.
  • Ba chiếc xe hơi = 車三台 kuruma san-dai
Dưới đây tôi liệt kê một số lượng từ hay dùng:
  • Đếm người: 人 nin
  • Đếm người lịch sự (khách hàng, đối phương, v.v...): 名 mei
  • Đếm máy móc, xe cộ: 台 dai
  • Đếm tờ (giấy): 枚 mai
  • Đếm số bộ (bộ hồ sơ): 部 bu
  • Đếm quyển (sách): 冊 satsu
  • Đếm cây, que (vật dài như ô, dù, que kem): 本 hon (một cây = 一本 ippon)
  • Đếm số lần: 回 kai, ví dụ "ba lần = 三回 sankai"
  • Đếm lầu (tầng): 階 kai (kanji: giai (giai cấp)), chú ý "tầng ba" sẽ là "三階" san-gai khác với "ba lần sankai" ở trên, còn các lầu khác thì phát âm giống
  • Đếm cửa hàng, nhà mặt tiền: 軒 ken (kanji: hiên)
  • Đếm số kiện, số vấn đề: 件 ken
  • Đếm bìa đậu: 丁 chou ("đinh")
  • Đếm giờ: 時間 jikan ("thời gian")
  • Đếm phút: 分 fun
  • Đếm giây: 秒 byou
  • Đếm con vật: 匹 hiki (một con: ippiki)
  • Đếm gà, gia cầm: 羽 wa ("vũ" = cánh)
  • Đếm gia súc: 頭 tou ("đầu")
  • Đếm số lần lớn hơn: 倍 bai ("bội")
  • Đếm cái/chiếc: 個 ko ("cá")
  • Đếm số đêm thuê nhà nghỉ / khách sạn: 泊 haku (một đêm: ippaku)
  • Đếm số ghế (xe hơi): 席 seki ("tịch")
  • Đếm số toa xe, toa tàu: 車両 sharyou ("xa lưỡng")
  • Đếm số bữa ăn: 膳 zen ("thiện" = bữa ăn, khác với 善 "thiện" nhé)
  • Đếm giọt chất lỏng: 滴 teki
  • Đếm số cách làm: 通り toori
  • Đếm số thư: 通 tsuu
  • Đếm số điểm (điểm, vấn đề): 点 ten
  • Đếm số loại: 種類 shurui
Tham khảo thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Japanese_counter_word

Có phức tạp quá với bạn không? Bạn sẽ tự hỏi có cách nào đơn giản hơn không? Takahashi sẽ hướng dẫn các bạn cách đơn giản hơn.

Cách đơn giản hóa lượng từ tiếng Nhật

Ví dụ bạn dùng là "cái" hết, tức là "tsu", ví dụ hai xe hơi sẽ là:
  • 二つの車,車二つ / futatsu no kuruma, kuruma futatsu
Một số cái bạn dùng số đếm trực tiếp, ví dụ:
  • Hai công ty: 二社 nisha
  • Ba nhà máy: 3工場 san-koujou
  • Hai loại: 2種類 ni shurui
Nếu các bạn không chắc về lượng từ thích hợp thì hãy dùng "つ tsu" là an toàn nhất.

Nếu bạn nắm rõ lượng từ, bạn sẽ có thể diễn đạt tự nhiên hơn, ví dụ "Tôi muốn mua hai bìa đậu" sẽ là 「豆腐を2丁買いたいです.」 (Toufu wo ni-chou kaitai desu). Còn nếu bạn nói 「豆腐を二つ買いたいです」 (Toufu wo futatsu kaitai desu) thì chắc người bán vẫn hiểu thôi, nhưng lại thành ra "Tôi muốn mua hai cái đậu phụ" mất.
Hay là nếu bạn hai mươi tuổi mà nói là "二十歳 nijussai" thì cũng chẳng có vấn đề gì lắm, mặc dù đúng ra phải là "二十歳 hatachi".


Đếm "nửa" 1/2 半 han

Nửa sẽ đếm bằng "半" (han, kanji: BÁN), ví dụ: 2年半 ninenhan hai năm rưỡi, 1時間半 ichi-jikan-han = một giờ đồng hồ rưỡi.
Chú ý là 1時半 ichi-ji-han là thời điểm một giờ rưỡi nhé.
  • Nửa ngày 半日 han-nichi
  • Nửa giờ 半時間 han-jikan
  • Nửa tháng 半月 han-tsuki còn 半月 han-getsu là "bán nguyệt" (mặt trăng bán nguyệt hay hình bán nguyệt)
  • Một nửa 半分 hanbun (BÁN PHÂN) / 半 han
  • Nửa năm 半年 hantoshi
  • Nửa đời 半生 hansei (BÁN SINH)
  • Nửa hình tròn / Bán viên = 半円 han-en
Công thức: 半 han + [Tên]

Đếm hoa

  • 一輪 ichi-rin (NHẤT LUÂN): Đếm bông hoa đã nở
  • 一本 ippon đếm bông hoa cả cuống
  • 一枝 isshi (NHẤT CHI) đếm cành hoa
  • 一束 issoku (NHẤT THÚC) đếm bó hoa = 一束 hitotaba một bó

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Hành động "Cho" và "Nhận" trong tiếng Nhật - Vai trò trong ngữ pháp tiếng Nhật

Hành động "Cho" và "Nhận" trong tiếng Nhật - Vai trò trong ngữ pháp tiếng Nhật

Những từ chỉ sự "cho - nhận" như "shite morau", "shite kureru", "shite ageru", "shite yaru", "shite kudasaru", "shite itadaku",... trong tiếng Nhật cũng có thể là thứ gây nhầm lẫn cho người học, nhưng nếu bạn biết cách sử dụng những từ này thì bạn sẽ có một công cụ tuyệt vời để diễn đạt tiếng Nhật. Bài này sẽ giới thiệu với bạn cách sử dụng và tầm quan trọng trong ngữ pháp tiếng Nhật của chúng.

~くれる:Ai đó đưa gì cho "tôi"
~してくれる: Ai đó làm gì cho "tôi"
手紙を書いてくれてありがとう!
Cám ơn bạn đã viết thư cho tôi.
先輩、論文のことを助けてくれてありがとうございます。ぼくが卒業できたのは先輩のおかげです。
Thưa chị, cám ơn anh đã giúp tôi viết luận văn. Tôi tốt nghiệp được là nhờ có chị.
彼は日本食をおごってくれた
Anh ấy chiêu đãi tôi bữa cơm Nhật Bản.
この漢字の読み方を教えてくれませんか
Anh có thể chỉ tôi cách đọc chữ kanji này được không?

くれる: Đưa cho "tôi" cái gì đó
安西ちゃんはこれをくれたよ。
Em Anzai đưa cái này cho tôi đấy.

Mệnh lệnh thức: Ra lệnh ai làm cho "tôi" việc gì (dùng "shite kure"); chú ý là chỉ dùng với người có vị thế dưới bạn hoặc các mối quan hệ thân mật, suồng sã.
ご飯を炊いてくれて
Nấu cơm cho mẹ nhé!
お金を返してくれ
Trả tiền tao đây.
勘弁してくれよ!
Để cho tớ yên đi!
ごめん!俺が悪かった。許してくれ
Xin lỗi nhé, tớ đã sai rồi. Thứ lỗi cho tớ nhé.

~もらう: Ai nhận gì từ người khác
~してもらう: Ai được người khác làm cho việc gì đó
Người nhận ở đây có thể là "tôi" (nhân xưng thứ nhất), "bạn" (nhân xưng thứ hai) hay là người thứ ba nào đó. Chú ý là tiếng Nhật hay ẩn đi hành động của chủ thể (thường là "tôi" ở câu kể và "bạn" ở câu cầu khiến). Các bạn hãy xem các ví dụ sau.
愛海:彼からチョコレートをもらったよ。
綾:そうなの?私の彼氏から何ももらっていないわ。
Manami:  Tớ nhận được sô cô la từ bạn trai đấy.
Aya: Thế à? Tớ chẳng nhận được gì từ bạn trai cả.

母:おじさんのところで果物をもらってね。
子:了解!
Mẹ: Con nhớ nhận hoa quả ở chỗ bác nhé.
Con: Dạ rõ!

日本に留学している間に、佐藤さんからいろいろ手伝ってもらった
Khi còn đi du học Nhật Bản, tôi đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp của ông Satoh.
高橋さんに漢字を教えてもらって
Học kanji từ anh Takahashi đi!
窓を開いてもらえませんか。
Anh có thể mở giùm tôi cửa sổ được không?
もう行かなくてもいいよ。弘樹君に行ってもらったから。
Không cần đi nữa đâu. Tôi đã nhờ bạn Hiroki đi rồi.

~あげる:Đưa cho ai cái gì
~してあげる:Làm cho ai việc gì
Cách dùng giống "morau" nhưng nghĩa ngược lại. Chủ thể hành động có thể được mặc định là "tôi" (nếu không có chủ ngữ) hay "bạn" (nếu câu cầu khiến) hay đơn giản là người nào đó.
彼は気前良い人で、友達にお金をあげることがよくあります。
Anh ấy là người hào phóng, thường hay đưa tiền cho bạn.
彼が外国人だから、親切にしてあげてね。
Anh ấy là người nước ngoài, hãy đối xử tử tế nhé.

~やる:Đưa cho ai cái gì
~してやる:Làm cho ai cái gì
Cách dùng: Chỉ dùng với người có vị thế dưới bạn.
貧しい人に金をやる Đưa tiền cho người nghèo
彼のところへ娘を嫁にやる Gả con gái về nhà anh ta
芝に水をやる Tưới nước cho cỏ
"yaru" là từ dùng với người dưới, nên là từ hay dùng trong những câu nạt nộ:
殺してやる
Tao sẽ giết mày!
今日のことを覚えておけ。後悔させてやる
Mày hãy nhớ việc ngày hôm nay. Tao sẽ làm mày phải hối hận.
Chú ý: "yaru" còn nhiều nghĩa khác như "làm" (nghề gì đó, ví dụ: バーをやっている, việc gì đó, ví dụ: サッカーをやっている) hay "sinh sống" (こんな給料でやっていけない) và còn một số nghĩa nữa, các bạn có thể tra từ điển.

CÁCH NÓI LỊCH SỰ
Các cách nói ở trên chỉ được dùng trong những hoàn cảnh không trang trọng, với người ngang hoặc dưới bạn.

~ください:Xin hãy đưa --- cho "tôi"
~してください:Xin hãy làm --- cho "tôi"
カードをもう1枚ください
Xin hãy đưa thêm 1 cái thẻ cho tôi.
彼女が来るかどうか知らせてください
Xin hãy thông báo cô ấy có đến không.
これをどうやったらよいか教えて下さいませんか
Xin hãy cho biết nên làm việc này thế nào thì được ạ?

~くださる:Ai (người vị thế cao) đưa gì cho "tôi"
~してくださる:Ai (người vị thế cao) làm gì cho "tôi"
これは陛下様が下さった刀です。
Đây là thanh gươm mà bệ hạ tra cho tôi.
先生、親切なご指導してくださってありがとうございます。
Thưa cô, cám ơn cô vì đã chỉ bảo tận tình.

~いただく(頂く):"Tôi" nhận gì từ ai (người vị thế cao)
~していただく:"Tôi" được ai (người vị thế cao) làm cho việc gì đó
Cách dùng: Dùng giống "kureru" nhưng cho trường hợp trang trọng hoặc với người trên.
佐藤さんに漢字を教えていただいた
Tôi được ông Satoh dạy chữ kanji.
窓を開けていただけませんか
Anh mở giùm tôi cửa sổ được không ạ?
もう期限が過ぎましたが、ご登録をさせていただけませんか
Đã quá thời hạn rồi nhưng chị cho tôi đăng ký được không ạ?
おじいさんから果物を頂いた
Tôi nhận hoa quả từ ông nội.

CÁCH NÓI THÂN MẬT
~ちょうだい(~頂戴):Yêu cầu ai đưa gì cho "tôi"
~してちょうだい:Yêu cầu ai làm gì cho "tôi"
"Kurete" và "kure" thường chỉ dùng trong mệnh lệnh thức chứ không dùng trong trường hợp thân mật. Những trường hợp thân mật giữa bạn bè hay trong gia đình thì dùng "choudai" làm câu cầu khiến.
胡椒をちょうだい
Đưa lọ hạt tiêu cho tôi!
窓を開けて頂戴
Mở giùm cửa sổ cái!
ご飯を作ってちょうだい
Nấu cơm giùm nhé.

CÁC VÍ DỤ
安藤さんは新人だからいろいろ教えてあげて
Anh Andoh là người mới nên chỉ nhiều thứ cho anh ấy đi.
健康のことが心配なら、診察してもらって
Nếu anh lo lắng về sức khỏe thì đi khám đi.
彼は友達からいろいろ援助してもらったが、結局破産してしまった。
Anh ấy nhận được nhiều sự trợ giúp của bạn bè nhưng cuối cùng đã phá sản.
彼はとても娘を可愛がっている。最近娘にスポーツカーをも買ってあげた
Ông ấy rất cưng con gái. Gần đây còn mua cho cả xe thể thao.
もう頭が痛いから黙ってくれ
Im đi đau đầu lắm!
彼を手伝ってあげましょう
Chúng ta hãy giúp anh ấy đi.
もう資金がないから、あなたのお金持ちのおじさんから助けてもらいましょう
Không còn vốn nữa, chúng ta hãy nhận sự cứu giúp từ ông bác giàu có của chị.
においしますから、たばこをやめてもらえませんか
Anh có thể thôi hút thuốc được không, có mùi lắm.
ぐちゃぐちゃ文句を言うのはやめてくれないか
Có thôi kêu ca lẩm bẩm đi không?
本日ご来店していただいてありがとうございます。
Hôm nay chúng tôi rất cám ơn quý khách đã đến cửa hàng.

TẦM QUAN TRỌNG TRONG NGỮ PHÁP TIẾNG NHẬT
Tầm quan trọng của các từ ở trên thực ra không hẳn chỉ để diễn tả sự "cho - nhận" mà nó còn có chức năng ngữ pháp quan trọng để diễn tả hành động từ một chủ thể hướng đến một đối tượng nào. Ví dụ câu,
健康のことが心配なら、診察してもらって
Nếu anh lo lắng về sức khỏe thì đi khám đi. 
là chỉ việc "người nghe" nhận hành động "khám" từ bác sỹ. Ở đây "người nghe" là người được khám, chứ không phải là người khám bệnh. Bạn có thể thấy tầm quan trọng của từ này. Nếu chỉ nói là
健康のことが心配なら、診察して!
thì sẽ thành "Nếu anh lo lắng về sức khỏe thì anh hãy khám đi", sẽ được hiểu là cầu khiến người nghe tự khám bệnh cho mình và ý nghĩa sẽ sai hẳn so với ý định của người nói.
Hay là câu,
安藤さんは新人だからいろいろ教えてあげて
Anh Andoh là người mới nên chỉ nhiều thứ cho anh ấy đi. 
có ý nghĩa là người nó muốn người nghe chỉ nhiều thứ cho anh Andoh (vì anh là người mới) chứ không phải là chỉ nhiều thứ cho "tôi" (tức người nói). Nếu nói là
安藤さんは新人だからいろいろ教えて。
Thì ý nghĩa của câu sẽ thành ra "Anh Andoh là người mới nên hãy chỉ nhiều thứ cho tôi". Chỉ có thể nói điều đó nếu đang nói về "tôi" - người mới:
新人ですからいろいろ教えてください
"Tôi là người mới nên xin hãy chỉ nhiều thứ cho tôi".

Các bạn nên ghi nhớ là tất cả các từ trên đều có tầm quan trọng trong ngữ pháp tiếng Nhật cũng như diễn tả mối quan hệ giữa người nói với người nghe và diễn tả hoàn cảnh nơi sự việc diễn ra (trang trọng hay không trang trọng.)
Tầm quan trọng trong ngữ pháp tiếng Nhật của từ diễn tả "Cho - Nhận": Diễn tả hành động từ chủ thể nào tới đối tượng nào.

SAROMA JCLASS

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Tiếng Nhật có hiện tượng đồng âm không?

Tiếng Nhật có hiện tượng đồng âm không?




Tiếng Nhật vốn có ít âm nên hiện tượng đồng âm xảy ra khá phổ biến. Có những âm có hàng chục từ đồng âm, mặc dù cách viết kanji khác nhau. Bài này sẽ giới thiệu với các bạn hiện tượng đồng âm trong tiếng Nhật.

Ví dụ từ đồng âm trong tiếng Nhật:

(1) 言った (いった): "đã nói"; 行った (いった): "đã đi", mặc dù 言う(いう) và 行く(いく) dạng nguyên bản khác nhau.

(2) 雨 (あめ) mưa; 飴 (あめ) kẹo

(3) 猿 (さる) khỉ; 去る (さる) rời đi

(4) 橋 (はし) cây cầu; 箸 (はし)  đũa

(5) 偉人 (いじん) vĩ nhân; 異人 (いじん) dị nhân

(6) しんせい:
神聖 thần thánh, 申請 thân thỉnh (xin), 新生 tân sinh (mới sinh), 真正 chân chính, 心性 tâm tính, 新制 tân chế (chế độ mới), 新星 tân tinh (sao mới), ・・・

(7) こい:
恋 yêu 鯉 cá chép 故意 cố ý

(8) かえる:
帰る về nhà, 買える mua được, 変える thay đổi, 蛙 con ếch

(9) むしょく: 無職 vô chức (thất nghiệp), 無色 vô sắc (không màu)

Người Nhật có nhầm lẫn các từ đồng âm không?
Phần lớn là không, vì loại từ khác nhau, hoặc là cách sử dụng khác nhau. Ví dụ:

彼は仕事を辞めたいと言った。
Anh ấy nói muốn nghỉ việc.

彼はロシアに行った。
Anh ấy đã đi Nga.

しんせい:

サイゴンは神聖なる都市です。
Sài Gòn là thành phố thần thánh.

建設許可書を申請しましょう。
Chúng ta hãy xin giấy phép xây dựng.

Những từ đồng âm mà cũng một loại từ có thể gây nhầm lẫn thì thường được phát âm với trọng âm khác nhau.
Ví dụ:

Ame:
Kẹo: Á-mề (trong âm ở "A"), mưa: a-mê

Hashi:
Đũa: Há-shì; cầu: hà-shi

Những từ có thể gây nhầm lẫn

Ví dụ 偉人 (いじん) "vĩ nhân" và 異人 (いじん) "dị nhân" thì thường dùng trong văn viết vì có thể nhìn được mặt chữ. Khi nói thì thường phải giải thích thêm, ví dụ:
偉人、つまり偉大な人、には友人なしですよ。
Vĩ nhân, tức người vĩ đại, thì không có bạn đâu.
彼は異人です。「イジン」とは人に「異なる」です。
Anh ta là dị nhân, sau chữ "nhân" là chữ "dị" (khác).

Dùng cách sử dụng khác nhau để tránh hiểu lầm

Ví dụ chữ ”こうこう" có nhiều cụm kanji tương ứng, ví dụ 高校 (cao hiệu = trường cấp 3), 孝行 (hiếu hạnh = hiếu thảo) nên để chỉ sự hiếu thảo tiếng Nhật hay sử dụng 親孝行 (おやこうこう, hiếu thảo với cha mẹ).
Hoặc "じしん" (地震:địa chấn = động đất, 自身 tự thân = bản thân; 自信 = tự tin;...):

夕べに地震があった。
Đêm qua có động đất.

彼自身は名声に関心がないようです。
Bản thân anh ấy có vẻ không quan tâm đến danh vọng.

私は数学に自信を持っています。
Tôi rất tự tin trong môn toán.

高橋さんは自信に満ちている。
Anh Takahashi có đầy sự tự tin.

Động từ thường đồng âm nhiều

Ví dụ:  kaeru
帰る về nhà, 買える mua đợc, 変える thay đổi

Tuy nhiên cách sử dụng và hoàn cảnh sử dụng khác nhau. Ngoài ra 帰る là 5-dan doushi (động từ chia 5 hàng), còn 変える là 1-dan doushi (động từ chia một hàng) nên chia sẽ khác nhau:
帰る: かえります、かえった
変える: かえます、かえた

Đồng âm các loại từ khác nhau: Cách sử dụng và hoàn cảnh sử dụng khác nhau
Ví dụ: "koi" こい

神社の池に鯉がたくさんいた。
Có rất nhiều cá chép trong ao của ngôi đền.

彼は故意に事実と違ったことを述べた。
Anh ta cố ý nói sai sự thật.

彼は彼女に恋をしている。
Anh ấy đang yêu cô ấy.

彼はその歌手と恋がさめた。
Anh ấy mê đắm ca sỹ đó.

恋の妙薬 Thần dược của tình yêu

恋は盲目(ことわざ) Tình yêu là mù quáng (Ngạn ngữ).

Từ đồng âm có thể dùng để tạo chuyện đùa giỡn
Ví dụ:

ラクダに乗るのはラクダ。
Câu đúng: 駱駝に乗るのは楽だ。

駱駝=ラクダ là "lạc đà" (rakuda) còn 楽だ là "rất dễ" (raku da).
Cưỡi lạc đà rất dễ. / Cưỡi lạc đà là lạc đà.

Ví dụ 2: Khi diễn đạt "có thể" (chỉ khả năng xảy ra, xác suất thấp) người Nhật hay dùng "kamoshirenai", và cũng nói tắt là "kamo". Ví dụ:
今日は雨が降るかもしれない。
=今日は雨が降るかも。
Hôm nay trời có thể mưa.

Nhưng "kamo" cũng là "con vịt" カモ(鴨). Có thể nói giỡn như sau:
それは飛べるカモ。
(=それは飛べるかも。)
Cái đó có thể bay được. / Đó là con vịt bay được.

カモは飛べるカモ。
Con vịt có thể bay được lắm. / Con vịt là con vịt bay được.

Ví dụ 3: Một người vào cửa hàng kính mắt xem kính, người bán hàng hỏi:
ムショクですか? Loại không màu (無色) ạ? / Anh đang thất nghiệp (無職) à?

Người kia trả lời: いいえ、仕事をしていますよ。 Không, tôi có làm việc đấy chứ.

Ví dụ 4: Một người đang ngủ với vợ thì nghe thấy tiếng động lớn vì có một ninja nhảy vào. Người ấy liền quay vào người vợ hỏi là có ai đó, người này trả lời: À, người bán báo Cờ Đỏ (赤旗、akahata) ấy mà. Người vợ hỏi: Sao anh biết là người bán báo?
Người chồng trả lời:
- Vì anh ta nói là "ヒトツキを取ってください。"
(Xin hãy lấy một tháng báo. /
Xin hãy lấy một thanh kiếm ra đây. (để chúng ta cùng đọ sức))

Thực ra người ninja này nói anh kia lấy một thanh kiếm ra (一突き) để đấu với nhau chứ không phải lấy một tháng báo (一月=一月の分、phần báo một tháng).

Từ vựng:
彼=かれ

仕事=しごと

辞める=やめる、

都市 đô thị=とし、

建設 kiến thiết=けんせつ xây dựng、

許可書 hứa khả thư=きょかしょ giấy phép、

申請 thân thỉnh=しんせい xin、

神社 thần xã=じんじゃ đền、

池=いけ ao、

故意 cố ý=こい、

事実 sự thực=じじつ、

違う=ちがう、

彼女=かのじょ、

歌手 ca thủ=かしゅ ca sỹ、

恋がさめる=こいがさめる fall in love with ...、

妙薬 diệu dược=みょうやく、

盲目manh mục=もうもく、

無色 vô sắc=むしょく không màu、

無職 vô chức=むしょく thất nghiệp、

名声 danh thanh=めいせい danh vọng、

夕べ=ゆうべ、関心 quan tâm=かんしん、

持つ=もつ、

満ちる mãn=みちる


Nguồn: tham khảo